Tịnh xá Phú Cường

http://www.tinhxaphucuong.vn


SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ

Phật giáo Việt Nam được du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc và là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nuớc ta. Trên đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn thực hiện tính khế lý và khế cơ,
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN  VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ
                                      SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN 
VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ
                                               Thượng tọa Tiến sĩ Thích Giác Duyên,
                                         Giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM
 
Phật giáo Việt Nam được du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc và là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nuớc ta. Trên đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn thực hiện tính khế lý và khế cơ, bởi thế Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo của các nơi khác trên thế giới, Phật giáo Việt Nam tiếp nhận cả hai dòng truyền lớn nhất là Bắc tông và Nam tông. Bằng sự dung hợp từ hai Hệ phái chính truyền ấy ở giai đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX xuất hiện Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam (nay gọi là Hệ phái Khất sĩ). Từ đó, Ni giới Khất sĩ hình thành, phát triển và có những đóng góp cho ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cho xã hội.
Người khai sáng Đạo Phật Khất sĩ là đức Tổ sư Minh Đăng Quang, Ngài đã vận dụng kết hợp hài hòa được hai truyền thống lâu đời của Phật giáo thế giới, khẳng định con đường tu tập theo Phật giáo đều ngang qua GIỚI ĐỊNH TUỆ. Ngài dung hợp 2 đường lối Nam tông và Bắc Tông Phật giáo, hoài vọng mở đường cho sự trở về gần gũi hơn như đời sống thời đức Phật, nghĩa là người xuất gia theo đạo Phật phải là người tu sĩ thực sự được giải thoát, làm Du tăng Khất sĩ qua hình ảnh cụ túc hạnh, tứ y pháp:
Một bát cơm ngàn nhà Thân đi muôn dặm xa
Muốn thoát đường sanh tử Xin ăn ngày tháng qua.
 
Với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”, đức Tổ Sư Minh Đăng Quang thành lập đạo Phật Khất sĩ và hoằng hóa đầu tiên tại vùng Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Năm 1946, được các cư sĩ thỉnh về hoằng pháp tại chùa Linh Bửu (Phú Mỹ, Mỹ Tho). Với lòng từ bi, vị tha; với bổn nguyện độ sanh thúc giục, Ngài phát tâm Bồ đề mở mang mối đạo khắp miền Nam lúc bấy giờ, đề cao đường lối “không phân Đại thừa và Tiểu thừa”, hình thành nên một hệ tư tưởng mang đậm tính dân tộc sâu sắc, thể hiện được tính phổ biến, gần gũi và dễ hiểu, dễ học, dễ hành trì và độ được nhiều đệ tử xuất gia và tại gia. 
Đến năm 1947, sau khi thâu nhận đệ tử Tăng, Ngài cũng thâu nhận 4 đệ tử Ni là Huỳnh Liên (Ni trưởng Nhất), Bạch Liên (Ni trưởng Nhị), Thanh Liên (Ni trưởngTam), Bửu Liên vào chúng xuất gia. Sau đó, ba vị đều được đức Tổ Sư chứng minh, truyền thọ giới pháp làm Tỳ Kheo Ni (Ni bà Bửu Liên quá tuổi thọ giới Tỳ kheo ni) nối gót Tổ Sư truyền thừa mạng mạch Phật pháp, vân du hoằng hóa, mở mang giáo pháp Khất Sĩ. Cố Ni trưởng (NT) Huỳnh Liên được Tổ Sư ủy thác trọng trách tiếp độ Ni chúng, trực tiếp lãnh đạo hướng dẫn Ni chúng tu tập và hành đạo.
Kết quả hình ảnh cho NI GIỚI KHẤT SĨ HÌNH THÀNH THỜI ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG
  I. NI GIỚI KHẤT SĨ HÌNH THÀNH THỜI ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG
 
Ni giới Khất sĩ thời đức Tổ sư Minh Đăng Quang gắn liền với cuộc đời hành đạo và truyền giáo của Ngài và được coi như là thời kỳ nguyên thủy của Khất sĩ tại Việt Nam. Thời kỳ này tuy sơ khai nhưng vững chắc và sáng chói nhất vì thực hiện hạnh nguyện “xả kỷ, lợi tha; trì bình khất thực; hóa độ chúng sanh” .Từ những năm 1948 - 1954 dưới sự hướng dẫn của đức Tổ Sư (Ni giới ở riêng, khi có việc đức Tổ Sư viết giấy gửi đến thông tri), những chiếc y vàng của Ni giới Khất sĩ đã uyển chuyển hiền hòa trong nắng sớm sương mai, hội nhập vào lòng người khắp các tỉnh thành miền Nam, bước lần rộng ra từ làng này đến làng khác, đi khất thực không nhà cửa, chẳng gia đình quyến thuộc, không ở một nơi nào cố định, cũng không bao giờ cất giữ tiền bạc trong người…
Phương pháp hành đạo ban đầu do đức Tổ sư trực tiếp hướng dẫn, vừa là bổn sư vừa là Sư trưởng (Trưởng đoàn), Ngài tự hành và chỉ dạy thực hiện Tứ y pháp Trung đạo. Mỗi ngày đi hành đạo một nơi khác nhau, những địa phương nào có thiện tín thì chư Tăng lưu lại trú xứ giảng đạo, “Cuộc đời hành đạo và đức độ của Sư trưởng Minh Đăng Quang cùng sáng chói đối với quần chúng cảm mến, theo thọ giáo rất đông, đi tới đâu cũng có người ủng hộ” . 
Chỉ tính riêng số Tăng Ni xuất gia làm đệ tử đã lên tới hơn 100 vị, trong đó đệ tử Ni có 53 vị là: 1. Huỳnh Liên, 2. Bạch Liên, 3. Thanh Liên, 4. Kim Liên, 5. Ngân Liên, 6. Chơn Liên, 7. Quang Liên, 8. Tạng Liên, 9. Trí Liên, 10. Đức Liên, 11. Bửu Liên, 12. Hồng Liên, 13. Giác Liên, 14. Diệu Liên, 15. Vân Liên, 16. Thiện Liên, 17. Tràng Liên, 18. Tánh Liên, 19. Nghiêm Liên, 20. Châu Liên, 21. Quảng Liên 22. Hưng Liên, 23. Tuệ Liên, 24. Ngoạt Liên, 25. Hà Liên, 26. Viên Liên, 27. Văn Liên, 28. Phổ Liên 29. Ký Liên, 30. Ngọc Liên, 31. Thông Liên, 32. Tân Liên, 33. Đào Liên, 34. Chánh Liên, 35. Hạnh Liên, 36. Sanh Liên, 37. Minh Liên, 38. Triết Liên, 39. Liễu Liên, 40. Mỹ Liên, 41. Nhã Liên, 42. Cầm Liên, 43. Nhan Liên, 44. Chiêu Liên, 45. Diệu Liên, 46. Phương Liên, 47. Phục Liên, 48. Tố Liên, 49. Hiểu Liên, 50. Phấn Liên, 51. Pháp Liên, 52. Khâm Liên, 53. Vĩnh Liên.
Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng; Ni bà Bửu Liên tuổi già đã viên tịch, 3 Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên cùng quý Ni trưởng, Ni sư khác sát cánh, tay trong tay chung vai đấu cật, kế tục sự nghiệp Tổ thầy, trực tiếp lãnh đạo Ni giới Khất sĩ.
 
Kết quả hình ảnh cho SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC ĐOÀN NI GIỚI KHẤT SĨ
II. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC ĐOÀN NI GIỚI KHẤT SĨ
 
           Theo tâm nguyện của đức Tổ sư: “Giáo lý Khất sĩ phải là tiếng chuông cảnh tỉnh, ngân nga vang dội, gọi thức quần sanh, kêu khuyên người trí, tiếp độ kẻ hiền. Do đó, mà cuộc du hành, sau khi giác ngộ sẽ lan ra các xứ. Ban đầu đi quanh miền Nam nước Việt, kế đó lần ra miền Trung miền Bắc, cùng khắp cõi Đông Dương nếu con đường thuận tiện và Giáo hội sẽ đi với số đông, y như Phật tăng ngày xưa đi hành đạo khắp xứ ngoài nữa” , Từ  sau ngày đức Tổ sư vắng bóng, trong vòng 31 năm (1954 – 1975), các vị đệ tử của Tổ đã nối tiếp sự nghiệp lần lượt chia nhau đi hành đạo, mở rộng khắp hai miền Nam - Trung nước Việt, từ mũi Cà Mau đến cầu Bến Hải. Trong lần ra miền Trung đầu tiên vào năm 1956, một số vị đại đệ tử của đức Tổ sư đã ở lại nơi đây để hành đạo và lập nên hai Giáo đoàn, Giáo đoàn của II Trưởng lão Giác Tánh - Giác Tịnh (1956), và Giáo đoàn III của Trưởng lão Giác An (1957). Lần lượt sau đó, Thượng tọa Pháp sư Giác Nhiên thành lập Giáo đoàn IV năm 1959, năm 1960 Trưởng lão Giác Lý cũng hình thành Giáo đoàn V, rồi năm 1962 Thượng tọa Giác Huệ lập nên Giáo đoàn VI. 
        Về phía Ni giới Khất sĩ Tổ đình Ngọc Phương, ban đầu do đức Tổ sư chỉ đạo. Sau khi Ngài vắng bóng, Ni trưởng Huỳnh Liên lãnh đạo Ni giới tiếp tục hành đạo. Ngày 11 tháng 1 năm 1958, được Bộ Nội vụ (chế độ Việt Nam cộng hòa) cho phép thành lập Giáo hội Khất sĩ Ni giới Việt Nam (nay là Ni giới Hệ phái Khất sĩ) với Nghị định số 7 – BNV/NA/P5, Trụ sở đặt tại tịnh xá Ngọc Phương (nay là Tổ đình Ngọc Phương, phường 1, quận Gò Vấp, TP. HCM). GIÁO HỘI NI GIỚI KHẤT SĨ VIỆT NAM sinh hoạt độc lập, phát triển song song với những Giáo đoàn Tăng. 
    Ni trưởng luôn bền lòng hướng dẫn tập thể Ni chúng thực hành những lời Pháp bảo cao quý của Tổ thầy một cách linh hoạt theo từng thời cuộc. Trong khoảng mười năm đầu (1954 – 1964) Ni giới Giáo hội Khất sĩ Việt Nam chuyên tu giải thoát, khất thực trì bình du hóa, thuyết pháp giảng Kinh hướng dẫn Phật tử tu học. Mười năm kế (1965 -1975) vì chiến tranh tại miền Nam Việt Nam mỗi ngày một leo thang, Ni trưởng còn phải quan tâm thêm công tác từ thiện xã hội như ủy lạo nạn nhân chiến cuộc, xây cất nhiều Cô nhi viện để nuôi dưỡng những trẻ bất hạnh, nạn nhân chiến cuộc, tặng quà bệnh viện, giúp đỡ đồng bào tản cư, tị nạn, ủy lạo đồng bào bị màn trời chiếu đất do thiên tai bão lụt…
Ngày 16 tháng 4 năm 1987 (tức 19 tháng 3 năm Đinh Mão) NT. Huỳnh Liên viên tịch, NT. Bạch Liên được Hệ phái suy tôn kế thừa trách nhiệm Đệ nhị Ni trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Sau khi Đệ nhị Ni Trưởng thuận thế vô thường, NT. Tạng Liên, đệ tử Ni hàng thứ 8 của đức Tổ sư Minh Đăng Quang kế thừa nối tiếp sự nghiệp Tổ thầy làm Đệ Tam Ni trưởng Ni giới Khất sĩ. Đến mùng 4 tháng Giêng năm 2002, Ni Trưởng viên tịch, từ đó đến nay, Ni giới Hệ phái do NT. Tràng Liên lãnh đạo, kế tục sự nghiệp giáo pháp Tổ thầy làm đệ Tứ  Ni trưởng. 
Cuộc họp thường niên nhân Lễ Tưởng niện lầ thứ 26 ngày 19 tháng 3 Quí Tỵ (nhằm ngày 28 tháng 4 năm 2013), toàn thể Ni giới Khất sĩ tổ đình Ngọc Phương thống nhất suy cử thành phần Ban Lãnh đạo đến nay như sau:
      1. Hội Đồng Giáo Phẩm Thường Trực : Có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát toàn Ni Giới tổ đình Ngọc Phương có 21 vị do NT. TN Tràng Liên đảm trách. 
       Hội đồng Điều hành  gồm 12 vị do NT. TN Tràng Liên làm Trưởng ban.
      1. Thường Trực Hội đồng Giáo phẩm: 21 vị
Trưởng ban NT. Tràng Liên. Các Phó trưởng ban: NT. Ngoạt Liên (Thường trực). NT. Tân Liên, NT. Minh Liên, NT. Chiêu Liên,  NT. Liễu Liên. Các Ủy viên: NT. Phục Liên, NT. Nhã Liên, NT. Mỹ  Liên, NT. Nhan Liên, NT. Mai Liên, NT. Vĩnh Liên, NT. Hàn Liên, NT. Phát Liên, NT. Kinh Liên, NT. Giới Liên, NT. NhungLiên, NT. Viên Liên, NT. Sâm Liên, NT. Thẩm Liên, NT. Chất Liên.
2. Ủy viên Hội đồng Giáo phẩm: 20 vị
1. NT. TN. Thông Liên (Mộc Hóa)          
2. NT. TN. Đàn Liên (TP. HCM)
3. NT. TN. Phan Liên (Buôn Ma Thuột) 
4. NT. TN. Hữu Liên (Cam Ranh) 
5. NT. TN. Thuấn Liên ( Kontum)
6. NT. TN. Tố Liên (Ngọc Phương)
7. NT. TN. Tĩnh Liên (Đà Lạt)
8. NT. TN. Hưng Liên (Sóc Trăng)
9. NT. TN. Nguyện Liên (Long Khánh)
10. NT.TN. Tập Liên (Bình Dương)
11. NT.TN. Huyền Liên (Bến Tre)
12. NT.TN. Đạm Liên (Nha Trang)
13. NT.TN. Hiếu Liên (Đồng Nai)
14. NT.TN. Hội Liên (Tam Kỳ)
15. NT.TN. Giao Liên (Huế)
16. NT.TN. Ánh Liên (Hội An)
17. NS. TN. Nguyên Liên (Long Thành)
18. NS. TN. Mạo Liên (TP.HCM)
19. NS. TN. Hiện Liên (Phan Rí)
                   20. NS. TN. Tôn Liên (Trảng Bàng)
B. HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
 - Trưởng ban:  
NT. TN. Tràng Liên (TX. Ngọc Diệp) 
- Phó ban Thường trực:
NT. TN. Ngoạt Liên (TX. Ngọc Phương)
- Phó ban Phụ trách chung Ni giới Hệ phái:
1. NT. Tân Liên (Gò Công)      
2. NT. Minh Liên (Bình Tâm)  
3. NT. Chiêu Liên (Long Khánh) 
4. NT.  Phục Liên (TP. HCM)  
5. NT. Nhã Liên (Dĩ An)        
6. NT. Vĩnh Liên (TP. HCM)  
7. NT. Liễu Liên (Rạch Giá)
8. NT. Hàn Liên (TP. HCM) 
9. NT. Viên Liên (TP. HCM)
10. NT. Phát Liên (Quảng Ngãi)
11. NT. Kinh Liên (Bình Định)
12. NS. Tuấn Liên (TP. HCM)
Ban Điều Hành phụ trách các Miền: 
+ Phụ trách Miền Trung  (gồm các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị): NT. Phát Liên, NT. Kinh Liên, NT. Chất Liên, NT. Đạm Liên, NT. Hiện Liên (Phan Rí), NS. Ánh Liên (Hội An), NS. Hành Liên (Ngọc Châu), NS. Nguyệt Liên (Quảng Trị), NS. Lý Liên (Phan Rang).
+ Phụ trách Tây nguyên:
- Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum (gồm 18 tịnh xá)
- Lâm Đồng: NT. Thẩm Liên; NT. An Liên, NS. Thận Liên, NS. Phúc Liên (TX. Ngọc Minh, Đức Trọng).
+ Phụ trách Miền Đông (gồm Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh): NT. Chiêu Liên (Long Khánh), NT. Tập Liên (Bình Dương), NT. Tôn Liên (Trảng Bàng), NT. Hiếu Liên (Rừng Lá), NS. Chí Liên (Long Hải), NS. Nguyên Liên (Long Thành), NS. Tấn Liên (Long Thành), NS. Hoa Liên (Thị Vải).
+ Phụ trách Miền Tây:  
- Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh (gồm 35 tịnh xá, 35 tịnh thất): NT. Tân Liên (Gò Công), NT. Minh Liên (Bình Tâm ), NT. Nhan Liên (Tiền Giang), NT.  Sâm Liên (Trà Vinh).                  
 - An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp (15 tịnh xá): NT TN Liễu Liên.
- Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (14 tịnh xá): NT. Giới Liên (Cần Thơ), NT. Hưng Liên (Sóc Trăng), NS. Ẩn Liên (Bình Thủy), NS. Điểu Liên (Ô Môn), NS. Mãnh Liên (Cần Thơ).
- Ủy Viên Hội Đồng Điều Hành:
NS. Dũng Liên (TP. HCM), NS. Nguyện Liên (Long Khánh), NS. Duyên Liên (TX Ngọc Tân, Thủ Thừa, Long An), NS. Xuân Liên (Trà Ôn), NS. Trang Liên (Cam Ranh), NS. Tùng Liên (Bồng Sơn), NS. Uẩn Liên (TX. Ngọc Lộ, Hàm Tân), NS. Huyền Liên (Bến Tre), NS. Hoa Liên (Phước Long), NS. Gương Liên (Bình Tâm), NS. Lộc Liên (Đà Nẵng), NS. Chân Liên (TX. Ngọc An, Long An), NS. Quý Liên (Đà Nẵng), NS. Vân Liên (TX. Ngọc Vân, Định Quán), NS. Tùng Liên (Long An), NS. Liên Liên (Long Thành), NS. Khiêm Liên (Long Khánh).
- Ban thư ký: 
- Chánh thư ký: NT. Viên Liên
- Ủy viên Thư ký: NS. Chúng Liên (Tam Kỳ), NS. Hòa Liên (NP), NS. Hòa Liên (VP2), NS. Tín Liên (NP), NS. Phụng Liên (NP), NS. Tuệ Liên (Rừng Lá), SC. Trí Liên (Tam Kỳ).
- Thủ quỹ:  NT. Mỹ Liên (TX. Ngọc Diệp).
1. BAN GIÁM LUẬT: Thường trực Hội đồng Giáo phẩm phụ trách Giám luật.
2. BAN TĂNG SỰ (gồm Tổ chức Giới đàn/ Danh mục Thống kê: 
Thường Trực Hội đồng Giáo phẩm chứng minh và giám sát hoạt động của Ban Tăng sự Ni giới Hệ phái.
- Trưởng ban: NT. Tân Liên (Gò Công)  
- Phó ban: NT. Viên Liên (NP)
- Thư ký: NS. Tuệ Liên (Rừng Lá), NS. Hòa Liên (NP), SC. Bửu Liên (Long An), SC. Nghiêm Liên (Gò Đen, Long An).
3. BAN GIÁO DỤC :
- Trưởng ban:  NT. Thẩm Liên 
- Phó ban: NT. Phục Liên (NP); NS. Tín Liên (NP)
- Thư ký: NS. Hòa Liên (NP); SC. Trí Liên (Tam Kỳ), SC Trí Liên (Bình Thuận).  
4. BAN HOẰNG PHÁP:
- Trưởng ban: NT. Minh Liên
- Phó ban: NT. Tố Liên
- Thư ký: NS. Phụng Liên (NP); SC. Huy Liên (Gò Công).
5. BAN NGHI LỄ  (gồm Tiếp tân - Tiếp lễ - Nghi lễ - Xướng ngôn):
- Trưởng ban: NT. Nhã Liên
- Phó ban: NT. Phục Liên, NS. Tấn Liên (TX. Ngọc Phước, Long Thành).
- Thư ký: NS. Hòa Liên (VP2); NS. Hòa Liên (NP), NS. An Liên (NP); SC. Phúc Liên (Bình Định).
6. BAN PHÁP CHẾ: 
- Trưởng ban: NT Liễu Liên (Rạch Giá).  
- Phó ban: NT. Viên Liên (NP), NT. Thẩm Liên (Bảo Lộc), NS. Tuấn Liên (NP), NS Lệ Liên (NP).
- Thư ký: NS. Chúng Liên (Tam Kỳ), NS. Tín Liên (NP).
7. BAN TỪ THIỆN: gồm các công việc Từ thiện - Ân nghĩa và Y tế.
•Tiểu ban Từ thiện:
- Trưởng tiểu ban:  NT. Chiêu Liên (Long Khánh).
- Phó tiểu ban: NT. Liễu Liên (Rạch Giá), NS. Linh Liên (TX. Ngọc Linh, Củ Chi), NS. Ánh Liên (Long An), NS. Chân Liên (Long An), NS. Mãnh Liên (Cần Thơ), NS. Gương Liên (Ngọc Tâm, Long An).
- Thư ký:  NS. Chúng Liên (Chánh Thư ký,  phụ trách báo cáo Từ thiện các tỉnh từ Tuy Hòa trở ra phía Bắc), SC. Huệ Liên (TX. Ngọc Phương, kiêm Kế toán kiêm phụ trách báo cáo Từ thiện các tỉnh miền Nam, miền Tây, miền cao nguyên v.v…), NS. Bảo Liên (TX. Ngọc Phương, kiêm Thủ Quỹ), NS. Nga Liên (NP), SC. Thúy Liên (NP). 
•Tiểu ban Ân nghĩa: 
- Trưởng tiểu ban: NT. Phục Liên (Ngọc Phương).
- Phó tiểu ban: NT. Giới Liên (Cần Thơ), NT. Viên Liên (NP), NT. Kinh Liên (Bình Định), NS. Điểu Liên (Ô Môn), NS. Mãnh Liên (Cần Thơ), NS. Hoa Liên (Phước Long).
- Thư ký:   NS. Minh Liên (NP), NS. Khiết Liên (NP).
• Tiểu ban Y tế :
- Trưởng tiểu ban: NS. Thanh Liên (Bình Dương).
- Phó tiểu ban: NS. Phúc Liên (NP), NS. An Liên (NP), SC. Ánh Liên (Quảng Ngãi).
8. BAN VĂN HÓA - ĐỐI NGOẠI  (gồm Hoạt động Phật giáo quốc tế/ Thông tin/ Kỹ thuật/ Trần thiết/ Nội San/ Kỷ yếu):
- Trưởng ban: NT. Phục Liên (NP).
- Phó ban: NT. Thẩm Liên (Bảo Lộc), NS. Chí Liên (Long Hải), NS. Tâm Liên (Long Hải).
- Thư ký: NS. Huệ Liên (TP. HCM), NS. Diễm Liên (Sóc Trăng), NS. Kiên Liên (TP. HCM), SC. Nghiêm Liên (Rừng Lá), SC. Tường Liên (Long Khánh), SC. Đạt Liên (Biên Hòa), SC. Mẫn Liên (Long Hải).          
9. BAN PHIÊN DỊCH:
- Tiểu ban tiếng Anh: NS. Tín Liên (NP); NS. Phụng Liên (NP); SC. Trí Liên (Bình Thuận) cùng quý Sư cô, Ni cô du học Ấn Độ và các nước biết Anh ngữ.
- Tiểu ban tiếng Hoa:  NS. Tuệ Liên (Rừng Lá); NS. Kiên Liên và quý Sư cô, Ni cô du học Trung Quốc.
10. BAN ĐỜI SỐNG:      
- Trưởng Ban:  NT. Hàn Liên
- Phó Ban:   NS. Tuấn Liên
 Ngoài đoàn hành đạo của Ni trưởng Huỳnh Liên còn có đoàn NT. Ngân Liên, đoàn NT. Trí Liên thuộc Chư Ni Giáo đoàn IV 
       2.  NI GIỚI GIÁO ĐOÀN IV
       Hình thành năm 1965, từ đó đến nay, Giáo đoàn IV là nơi nương tựa y chỉ về mặt tinh thần tu học cho 2 Phân đoàn Ni giới I và II.
+ Phân đoàn I
Phân đoàn I Ni giới Khất sĩ do cố Ni trưởng TN. Ngân Liên lãnh đạo và viên tịch năm 1990. Người kế thừa cố Ni trưởng là NS. Thạnh Liên và viên tịch vào năm 2008. Từ đó đến nay Trưởng Phân đoàn I là Ni trưởng Thông Liên. Cơ cấu tổ chức của Phân đoàn như sau:                  
Chứng minh: NT. Thuận Liên, NT. Nhẫn Liên. Trưởng Phân đoàn: NT. Thông Liên. Phó Phân đoàn:  NT. Thắng Liên. Thư ký:  SC.  Minh Liên.
+ Phân đoàn II
Phân đoàn II Ni giới Khất sĩ do NT. Trí Liên là vị Ni Trưởng thứ 9 trong hàng Ni giới đệ tử của đức Tổ sư Minh Đăng Quang, thành lập và dẫn dắt. 
Năm 1954 đức Tổ sư vắng bóng, cố Ni trưởng có tâm nguyện giữ gìn công hạnh tu tập hành đạo như khi đức Tổ sư còn hiện hữu, nên tìm chỗ tịnh tu. Trong thời gian 24 năm NT. Trí Liên hiện hữu giáo hóa, độ dược 50 Ni Khất sĩ. Đặc biệt, lúc sinh thời Ni trưởng luôn giáo huấn môn đồ Ni chúng đều phải y chỉ nương theo lời dạy bảo của chư Tôn đức Tăng Giáo phẩm Hệ phái trong mọi Phật sự, mọi sinh hoạt. 
Từ khi NT Trí Liên viên tịch (1984), Ni Phân đoàn II được ủy nhiệm cho NS. Thinh Liên kế thừa, cùng NS. Đồng Liên, NS. Lan Liên chung lo Phật sự. 
Về tổ chức, từ năm 2010 đến nay Phân đoàn cung thỉnh NT Lan Liên vào ngôi vị chứng minh. Trưởng phân đoàn NT. Đồng Liên. Phó phân đoàn NS. Tuyết Liên. Thư ký NS. Duyên Liên.
Chư Ni trực thuộc Giáo đoàn IV được hình thành do tinh thần y cứ vào Bát kỉnh pháp của các bậc thầy. Từ những năm 1965 khi Tịnh xá (TX) Trung Tâm quận Bình Thạnh được xây dựng và trở thành Viện Hành đạo của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, vào những ngày lễ Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang và Tự tứ, nhị vị Ni trưởng Ngân Liên và Trí Liên thường dẫn đoàn chư Ni về TX Trung Tâm tham dự lễ. Kể từ đó chư Ni 2 Phân đoàn thỉnh chư Tăng Giáo đoàn IV chứng minh chỉ đạo các việc xuất gia, thọ giới, xây dựng đạo tràng v.v...
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chư Ni nương về TX. Trung Tâm thính pháp tu học trong mùa An cư Kiết hạ, đầu tiên từ hai Phân đoàn, sau đó có thêm một số tịnh xá gia nhập cùng sinh hoạt.
Mùa Vu lan năm 1998, Ban Quản chúng Ni được hình thành, nhằm mục đích đoàn kết chư Ni hai Phân đoàn cùng sinh hoạt trong Giáo đoàn IV trở thành một tập thể thống nhất có lãnh đạo, nội qui sinh hoạt theo một hệ thống nhất định, thực hiện chỉ đạo của Giáo hội Tăng, giữ gìn truyền thống Hệ phái hầu làm lợi ích cho nhân sanh.
Đến nay, Ban Điều hành Ni Giáo đoàn IV gồm có:
Ban Chứng minh: NT. Vinh Liên, NT. Lan Liên, NT. Hoa Liên, NT. Nghĩa Liên NT. Đồng Liên. Trưởng ban: NT. Mai Liên Phó ban: NS. Tuyết Liên (thường trực), NT. Thông Liên. Thư ký: NS. Hạnh Liên.
 
 
3.  CHƯ NI GIÁO ĐOÀN III
 
Năm 1957, đức thầy Giác An lập Tăng Giáo đoàn III. Năm 1968, nhân đại lễ Tự tứ (rằm tháng 7) tại tịnh xá Ngọc Long (Diêu Trì, Quy Nhơn) 6 Ni cô đã thọ Sa di ni xin chuyển sinh hoạt về Giáo đoàn III và được đức Thầy chấp nhận. 6 vị ấy.là: Liên Chiếu, Liên Đền, Liên Duyên, Liên Hiệp, Liên Lập, Liên Thông. Đức Thầy giao quý vị  trụ tại 2 tịnh xá: Ngọc Hải (Cam Ranh) và Ngọc Túc (An Khê). Khi đức Thầy viên tịch vào tháng 7 năm 1971, bên Ni có 10 vị, trong đó 5 vị đã thọ giới Tỳ kheo ni. 
Đến năm 1981, chư Ni có khoảng 50 vị, trong đó có hơn 20 vị Tỳ kheo ni. với số lượng đông như thế cần có sự quản lý dễ dàng nên từ đó bầu ra Ban Quản chúng Ni giới của Giáo đoàn và đến nay hệ thống tổ chức Ni chúng Giáo đoàn III  với Ban Quản chúng  như sau:
Trưởng ban: NT. Hiệp Liên. Phó ban: NT. Đền Liên, NS. Cảnh Liên, NS. Thông Liên. Ban Thư ký: SC. Hiếu Liên, SC. Loan Liên, SC. Hoa Liên, SC. Chánh Liên.
          4.  CHƯ NI GIÁO ĐOÀN I
          Năm 1982 hình thành chư Ni Giáo đoàn I từ hai Hội chúng: 1. Hội chúng Ni trưởng Trung Liên, Hạnh Liên, Liên Liên và 2. Hội chúng Ni trưởng Sáng Liên, 
           Trải qua năm tháng tu tập và hành đạo, Hội chúng Ni Giáo đoàn I    dần dần ổn định nề nếp tu học. Do đó, để tiện bề quản lý sinh hoạt và hành đạo, dưới sự chứng minh của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn I, Hội chúng đã thành lập một Ban Quản chúng Ni Giáo đoàn I gồm 8 vị: Trưởng chúng: NT. Hạnh Liên. Phó chúng:  1. NS. Cần Liên, 2. NS.  Yến Liên, 3. NS. Thành Liên,  4. NS. Bửu Liên. Thư ký: NS. Huệ Liên. Thủ quỹ: NS. Lạc Liên. Kiểm Soát: NS. Nhu Liên. 
           5. CHƯ NI GIÁO ĐOÀN VI 
Năm 1962, Hòa thượng Giác Huệ xin đức Nhị Tổ thành lập thêm Giáo đoàn mới, Giáo đoàn VI để hoằng pháp độ sanh. Từ khi Giáo đoàn được thành lập, các tịnh xá ngày một phát triển và Tăng Ni ngày một đông hơn. Năm 1965lập TX. Lộc Uyển (TP. HCM) năm làm trụ sở của Giáo đoàn và đặt trụ sở Phân đoàn Ni tại TX. Ngọc Diệp (TP. HCM) do Ni trưởng Tràng Liên làm Trưởng Phân đoàn. 
Năm 1981 chư Ni được chuyển về sinh hoạt chung với chư Ni tổ đình Ngọc Phương. Năm 2014, Giáo đoàn VI lập lại Hội chúng Ni với Ban Tổ chức gồm:
  Trưởng ban NS. Thắm Liên. Phó ban NS. Niệm Liên, NS. Sanh Liên. Thư ký  SC. Liên Phương.
      Như thế, sau khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, các Giáo đoàn Tăng, Ni bắt đầu hình thành và phát triển đã thể hiện một tinh thần hướng theo tâm nguyện của đức Tổ sư mở rộng phạm vi hoằng pháp một cách thiết thực cho phù hợp với nguyện ước của bá tánh, đây cũng thể hiện lòng bi mẫn của chư Tăng Ni dấn thân trên đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. 
 
                 III.  TU HỌC VÀ ĐÓNG GÓP
       Chủ trương của Ni giới Hệ phái Khất sĩ là “Đào tạo Tăng tài” cho nên quý vị lãnh đạo tận tình khuyến khích, động viên, sách tấn tạo điều kiện cho Ni chúng học tập: học thêm văn hóa, Phật pháp, đào tạo những Ni sinh tài đức, đồng thời tích cực đóng góp tài vật, cổ động chư Ni và tín đồ ủng hộ thường xuyên cho việc thành lập và duy trì các trường Phật học, nhằm góp phần vào công việc giáo dục Phật giáo, ươm mầm cho bao lớp Tăng, Ni sinh trẻ thực hiện sứ mệnh hoằng dương chánh pháp. Đến nay, niềm mơ ước đó đã trở thành hiện thực, nhiều Sư cô đủ duyên theo học hoặc tốt nghiệp từ các trường đại học, các trường Phật giáo trong nước và nước ngoài với các chương trình tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, cao đẳng, và trung cấp Phật học… Ngoài ra, một số vị còn tốt nghiệp cử nhân văn chương, báo chí, ngoại ngữ, Y khoa, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo dục học, ngôn ngữ học, v.v… ở Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar. 
Theo  chúng tôi, tính đến ngày 30  tháng 12  năm 2015, Ni giới Hệ phái Khất sĩ có 352 tự viện (trong đó có 292 tịnh xá, 23 chùa, 37 tịnh thất), 1810 Ni (trong đó có 65 Ni trưởng, 195 Ni sư, 966 Sư cô, 252 Thức xoa, 302 Sa di ni (Tập sự nữ không tính). Về trình độ học vấn, có 33 tiến sĩ, 18 thạc sĩ, 214 cử nhân, 152 cao đẳng, 186 trung cấp. Về giáo dục và hoằng pháp, đa số quý vị có trình độ tốt nghiệp từ cử nhân trở lên đều có những đóng góp cho Phật giáo như tham gia các ban ngành viện các cấp, giảng dạy tại học viện Phật giáo và các trường khác v.v…
 
     1.  THAM GIA TỔ CHỨC ĐẠI  LỄ
Thành phần Hệ phái Khất sĩ bao gồm Tăng và Ni, bởi thế, trong những kỳ họp đều có sự thống nhất của hai bên. Từ năm 1999, toàn thể Tăng Ni hệ phái Khất sĩ đã nhất trí 5 năm tập trung lại 1 lần cùng  chung lo Lễ Tổ (ngày kỷ niệm đức Tổ sư Vắng bóng mùng 1 tháng 2) và đã 4 lần tổ chức chung. Bắt đầu năm 1999 tại TX. Ngọc Viên (Vĩnh Long), năm 2004 tại TX. Trung Tâm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), năm 2009 tại TX. Ngọc Uyển của Ni (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và năm 2014 tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Q. 2, TP. HCM). Theo tinh thần thống nhất kế hoạch tổ chức Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng với thành phần Ban Tổ chức quý Ni trưởng, Ni sư tham gia vào 
   Phó trưởng ban:  NT. Tràng Liên  NT. Ngoạt Liên.
          Ban thư ký: NT. Viên Liên, NS. Phấn Liên, NS. Tín Liên, NS. Hòa Liên (VP), NS. Tuyết Liên, NS. Phụng Liên, NS. Tuệ Liên, SC. Hiếu Liên.
 
2. TỔ CHỨC ĐẠI GIỚI ĐÀN
Được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trung ương và TP. HCM cho phép Hệ phái Khất Sĩ thuận “Biệt truyền truyền giới” nhân Đại giới đàn Quảng Đức (2013) và Trí Đức (2015) do Thành hội Phật giáo Việt Nam TP. HCM tổ chức mà tổ chức Phân đàn truyền giới riêng. Địa điểm truyền giới của Hệ phái Khất sĩ: Tăng tại TX. Trung Tâm (Q. Bình Thạnh), Ni tại TX. Ngọc Phương (Q. Gò Vấp). Bên Ni giới Khất sĩ đã thành lập Ban Tổ chức như sau:
  a.  BAN ĐIỀU  HÀNH: Trưởng ban: NT. TN. Tràng Liên. Các Phó trưởng ban:  NT. TN. Ngoạt Liên, NT. TN. Tân Liên, NT. TN. Minh Liên, NT. TN. Chiêu Liên, NT. TN. Liễu Liên. Chánh Thư ký:  NT. TN. Viên Liên. Phó thư ký:  NS. TN. Tín Liên, NS. TN. Phụng Liên, NS. TN. Hòa Liên (LT), NS. TN. Hòa Liên (VP2), NS. TN. Tuệ Liên.
  b. DANH SÁCH GIỚI SƯ Tam đàn với  Hòa thượng Đường đầu: NT. TN. Tràng Liên. Yết ma A xà lê: NT. TN. Ngoạt Liên. Giáo thọ A xà lê: NT. TN. Tân Liên.
          3.  KHÓA TU TRUYỀN THỐNG NI GIỚI 
Nhằm thực hiện lời dạy của Tổ sư là “nên tập sống chung tu học”, đưa tinh thần thiền tập vào nếp sinh hoạt của toàn Ni giới Hệ phái Khất sĩ, từ những năm 1961, 1962 cố NT. Huỳnh Liên đã hai lần tổ chức khóa tu trong hai mùa hạ tại tịnh xá Ngọc Bửu (Biên Hòa) và tịnh xá Ngọc Vinh (Vĩnh Bình, Trà Vinh). Qua một thời gian dài bị gián đoạn, những năm lại đây, Hệ phái Khất sĩ khơi dậy truyền thống tu tập Giới - Định - Huệ của Hệ phái, các Giáo đoàn Tăng và Ni giới Hệ phái Khất sĩ tuần tự luân phiên tổ chức các khóa tu Giới - Định – Huệ hằng năm. Khóa tu đầu tiên được tổ chức tại Tổ đình tịnh xá Ngọc Phương từ ngày 12 đến 18 tháng 4 năm 2011 (nhằm ngày mùng 10 đến 16 tháng 3 năm Tân Mão), đến nay đã được 22 khóa. 
Mỗi 3 tháng một kỳ, tổ chức Khóa tu Truyền thống của Hệ phái để cân bằng pháp học và pháp hành cho Ni chúng nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, kế vãng khai lai, truyền đăng tục diệm Trong suốt 7 ngày đêm tu tập, mỗi hành giả tự nhìn lại chính mình về mặt giới hạnh, về giới, định, huệ do chính mình hành trì, nếp sống Tăng đoàn theo tinh thần nên tập sống chung tu học, khất thực hóa duyên do đức tôn sư Minh Đăng Quang đề ra và cùng đại chúng tháo gỡ những vướng mắc nơi nội tâm của mình. 
4. CÁC KHÓA TU HỌC CỦA NI GIỚI GIÁO ĐOÀN I
 Chư Ni Giáo đoàn I tổ chức các khóa học (mỗi khóa 7 ngày) tập trung cho Ni chúng hằng năm như: 6 Khóa Sa di ni, Tập sự (Trong đó 3 khóa được học ở các tịnh xá Ni, thỉnh chư Tăng trong Giáo đoàn đến giảng, 3 khóa còn lại trùng với 3 tháng học Hạ tại Tổ đình TX. Ngọc Viên) đến nay đã tu 29 khóa.
  4 Khóa học Luật Tỳ kheo ni (chư Ni tự học, nếu có điều chưa thông thì thỉnh chư Tăng đến chỉ dạy). 2 Khóa chuyên tu thiền. 
 5. CÁC KHÓA TU HỌC CỦA NI GIỚI GIÁO ĐOÀN III
        a. Khóa tu dành cho lớp mới xuất gia
  Nhằm tạo điều kiện cho chư Ni thế hệ kế thừa có cơ hội nắm vững được Giáo pháp và đường lối của Hệ phái, cũng như học oai nghi hạnh kiểm, thiết lập một nền móng vững chắc cho một vị Sa di ni, Tập sự  trên con đường tu tập, Ban Lãnh đạo Giáo đoàn III đã thống nhất mở 3 khóa tu tập mỗi năm (mỗi khóa 10 ngày) cho các Sa di ni và Tập sự nữ. Khóa tu lần đầu tiên được tổ chức từ  ngày 21 tháng 5 đến ngày 28 tháng 5 năm 2012 (nhằm ngày mùng 2 đến ngày mùng 9 tháng 4 nhuần)  tại tịnh xá Ngọc Quang, (tỉnh Đắc Lắc). Đến nay đã 11 khóa.
Về thời khóa tu tập trong 1 ngày, có 2 thời tụng kinh, 2 thời thiền hành, 2 thời chư Tôn đức giáo thọ giảng thuyết, 3 thời thiền tập và cuối ngày vào lúc 7h30'- 9h00 là thời sám hối về những sơ sót trong một ngày tu tập.
 Các khóa tu tập đều hướng cho quý vị tu sinh trẻ thông suốt được Lịch sử, giới luật của Phật giáo của Hệ phái, Phật pháp căn bản v.v… 
        b.  Khóa tu cho Tỳ kheo ni.
        Đến nay đã tổ chức 2 khóa. Chương trình tu học diễn ra trong 8 ngày gồm các nội dung như: Huấn từ khai giảng khóa tu; lợi ích của việc giữ giới; Hiến chương Phật giáo Việt Nam; phẩm hạnh của vị Tỳ kheo ni; đức hạnh của người trụ trì, tuyên truyền nội dung Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo v.v. 
  5. CÁC KHÓA TU NI GIỚI GIÁO ĐOÀN IV
    Chư Ni giới Giáo đoàn mỗi năm tổ chức tu 5 – 6 khóa, mỗi khóa 7 ngày. Các nội dung chính trong một ngày, chia đều trong thời khóa Thiền tọa, Thiền hành, Nghe pháp, Tụng kinh, , Sám hối, Đọc và giảng tác phẩm Chơn Lý của Tổ Sư v.v…bắt đầu từ 3 giờ 45 và kết thúc lúc 21 giờ. Mục đích thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thực hiện lời dạy của Tổ sư “Nên tập sống chung tu học”, phát triển về tâm linh và mỗi thiền sinh phải tinh tấn thúc liễm thân tâm, thiền sinh luôn kiểm soát được thân tâm, trau giồi Giới, Định, Tuệ qua từng ngày tu học.
      Ngoài ra, chư Ni còn hướng dẫn cho Phật tử tu tập theo các đạo tràng Thuyết pháp, Niệm Phật, Tu thiền, Bát quan trai v.v… để giúp họ thông hiểu Phật pháp, biết vận dụng giáo lý kết hợp với sự thực hành đã góp phần làm cho tín đồ tu tập chuyển hóa nội tâm ngày càng hướng thiện, làm cho “vườn hoa đạo pháp” thêm màu sắc và rực rỡ, xây dựng “ngôi nhà Phật giáo” ngày càng phát triển. Tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội như cứu trợ đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, cứu trợ thiên tai bão lụt, giúp đỡ tặng quà cho các bệnh nhân trong các bệnh viện, cho quà các em cô nhi, xây dựng nhà tình thương, thành lập nhiều Tuệ Tĩnh đường khám bệnh cấp thuốc cho bệnh nhân v.v… đã đóng góp một phần không nhỏ cho công tác xã hội, đem lại sự an vui cho muôn người.
 
Tóm lại, Phật giáo Khất sĩ do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập tại Việt Nam vào thập niên 40 của thế kỷ 20. Trong vòng 10 năm (1944-1954) dưới sự dẫn dắt của Ngài tất cả đệ tử Tăng Ni đều nghiêm trì theo giới luật Phật chế: Tăng Ni sinh hoạt riêng, mỗi ngày khất thực hóa duyên, không bị bận rộn vào 
việc “ăn ở”, dành hết thời gian cho sự tu học và độ sanh. Lúc bấy giờ hàng đệ tử xuất gia khoảng 100 vị, còn hàng Phật tử quy y tu học tại gia cả ngàn người. Từ năm 1954 về sau, đức Tổ sư vắng bóng, đức thầy Giác Chánh làm Nhị Tổ kế thừa cùng các vị đại đệ tử Tăng Ni của đức Tổ sư lập các Giáo đoàn hoằng pháp khắp hai miền Nam Trung nước Việt, lập thêm nhiều đạo tràng, tịnh xá, thâu nhận nhiều tín đồ xuất gia, tại gia và thành lập Ni giới Khất sĩ. Đến năm 1981 Khất sĩ hòa nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Hệ phái Khất sĩ là một trong ba Hệ phái (Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ) duy trì, phát triển đến ngày nay. 
       Để tổ chức Ni chúng hệ phái Khất sĩ có thêm nhiều đóng góp vào con đường hoằng hoá đạo pháp, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của ni giới, bồi dưỡng nhân tài, phát triển tu học và từ thiện, phát huy và phát triển hơn nữa các mô hình tu tập và hoạt động trên để đưa giáo lý Phật đà đi sâu vào tâm thức quần chúng, làm cho những người có duyên với đạo Phật trau dồi tự tâm, thăng hoa tu tiến và góp phần làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh và phát triển, đem lại niềm vui cho mọi người trong xã hội. Trên đường đi tới tương lai cần phài duy trì những nét đẹp, cần chọn lọc những cái hay và phát triển chúng, do vậy phải xác lập định hướng rõ ràng. Nhận rõ điều này, chúng ta sẽ vững tin đi trên con đường “thượng cầu, hạ hóa” và phụng sự cho Đạo pháp và cho Dân tộc mà người Khất sĩ nào cũng hướng tới.
 
]TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, NXB Tôn giáo năm 2009.
2. Hàn Ôn, Minh Đăng Quang pháp giáo, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. NXB Long Giang năm 2000.
3. Thích Giác Duyên, Hệ phái Khất sĩ – 70 năm hình thành và phát triển. NXB Tôn giáo năm 2014.
4. Thích Giác Toàn chủ biên, 64 Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh năm 2004.
5. Hệ phái Khất sĩ, Ánh Minh Quang, NXB TP.HCM năm 1999.
6. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử luợc, NXB Thuận Hóa năm 1996.
7. Thích Minh Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành Hội Phật giáo TP.HCM ấn hành năm 1993. 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây