NGÀY TU AN LẠC TẠI TỊNH XÁ NGỌC ĐỒNG

Thứ năm - 20/04/2023 07:38   Đã xem: 417
    Ngày 09/04/2023 vừa qua, nhằm ngày 19 tháng 2 nhuần năm Quý Mão, Thượng tọa trụ trì Thích Giác Duyên tổ chức Ngày tu an lạc tại Tịnh xá Ngọc Đồng (xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho hơn 100 Phật tử trên địa bàn xã thuộc huyện nhà.
 
NGÀY TU AN LẠC TẠI TỊNH XÁ NGỌC ĐỒNG

   
     Thực hiện Kế hoạch của Tịnh xá, dưới sự chỉ đạo của TT Thích Giác Duyên tổ chức Ngày tu an lạc cho đại gia đình Phật tử, đồng thời hồi hướng công đức đại chúng tiếp tục góp sức,đồng hành chung tay xây dựng tịnh xá trong suốt thời gian qua và cho tới ngày hoàn thiện.Đặc biệt, ngày tu khơi nguồn cho mùa tu gia hạnh trong năm.
         
  Tịnh xá Ngọc Đồng - trải qua 4 năm hình thành và hoạt động, kể từ năm 2018, khóa tu Ngày An Lạc đã tạo nên thời gian và không gian quen thuộc cho bao hành giả, những thiện nam tín nữ gần xa tham gia, đặc biệt các gia đình Phật tử là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các làng: làng Hlú, làng Mung, làng Kuăi, làng Nhă (xã Iablang), làng Tor (xã Ia Hlốp), làng Teng Nong (xã Ia Ròng, huyện Chư Pưh). Đại chúng không ngại vất vả, nhọc nhằn, vượt quãng đường xa hơn 10km tìm về Tịnh xá -nơi an trú đất Phật của lòng người mộ đạo. Để rồi, về Tịnh xá với khóa tu An lạc không còn xa xôi, không còn lạ lẫm, cũng không còn một mục đích nào khác, chỉ giản đơn về tịnh xá là thói quen, là tâm niệm: Hướng Phật. Học Phật và Tu tâm.
    Mở đầu Chương trình Ngày tu an lạc, , trong không khí trang nghiêm, TT. Thích Giác Duyên hòa cùng đại chúng ngân vang lời Kinh trong Nghi thức Cúng dường (Sách thức Tụng Niệm, GHPGVN, Hệ phái Khất Sĩ): Dâng hương, Lễ Phật, Lễ Pháp, Lễ Tăng; Lời kinh Sám hối Tam Bảo; Tán thán Phật và niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát”, “Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát”, “Nam mô Địa tạng Vương Bồ-tát”, “Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát”; Thập nguyện; Phúng kinh; Nguyện tiêu; Nguyện sanh; Hồi hướng & Tự quy y Tam Bảo.
 
Quang cảnh Ngày tu An Lạc tại Tịnh xá Ngọc Đồng
Quang cảnh Ngày tu An Lạc tại Tịnh xá Ngọc Đồng
             





      Tiếp theo, TT Thích Giác Duyên có lời sách tấn đến toàn thể Phật tử tham dự khoá tu. Đại chúng lắng lòng đón nghe thời pháp thoại của TT. Giác Duyên về đề tài HỌC và TU. Mở đầu thời pháp thoại, Sư giảng giải về “Học” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Chung quy, “học” trong nội dung của học ở trường lớp-kiến thức sách vở và trường đời. Học để biết. Học để làm. Học để chung sống.
    Minh chứng cho việc học, TT. Giác Duyên chia sẻ về câu chuyện ba lần mẹ Mạnh Tử chuyển nhà vì con. Điều này cho thấy, mẹ Mạnh Tử chuyển nhà để tạo nên môi trường mới cho con. Hơn hết, điều Sư muốn bày tỏ cùng đại chúng là môi trường sống đóng vai trò quan trọng, quyết định đến con người. (Mạnh Tử là một trong số nhân tài xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. Ông nổi tiếng với câu nói “nhân chi sơ bản tính thiện” (dịch nghĩa: con người sinh ra đã có tính thiện), đây cũng chính là thuyết tính thiện về con người của ông). Khổng Tử đã để lại cho hậu thế những lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa như “Ba người đi với ta, ắt có một người là thầy ta”.  Quả vậy, Khổng Tử cũng từng khẳng định: “Bất kì người nào, cũng thấy đáng là thầy của mình để học...”.  Có thể nói, những người gần gũi mình, đồng hành cùng mình cũng là thầy của mình!Thế giới luôn đổi thay, đời người vô thường, bởi vậy, chúng ta đừng xem thường bất cứ ai, hôm nay và ngày mai là hai trạng thái hoàn toàn khác. Cho dù họ là ai, chúng ta cũng cần nên tôn trọng.
 
   Vấn đề quan trọng hơn, bài thuyết giảng của Thượng tọa mang đến cho đại chúng nội dung học Phật là học cái gì? Học như thế nào? Học Phật pháp để làm gì?

  Trước tiên, Đức Phật có nghĩa là "người giác ngộ". Đức Phật tượng trưng cho trạng thái quả vị cao nhất trong Phật giáo. Đức Phật thường được miêu tả là hiện thân của trí tuệ, từ bi, vô ngã, giải thoát và siêu việt. Giáo lý của Đức Phật bao gồm những khái niệm cốt lõi như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Thường,Vô Ngã, Duyên Khởi v.v… nhằm giúp tất cả chúng sinh loại bỏ khổ đau và vô minh, đạt được an lạc và hạnh phúc nội tại.
   Đức Phật sau khi giác ngộ sự vô thường, Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ con để tìm ra chân lý cho nhân loại. Đó là chân lý vô thường trước cảnh giàu sang hay đau khổ trong thế gian. Ngày nay, những lời dạy quý giá đó được thu thập thành giáo lý đạo Phật hay còn gọi là Phật pháp. Những điều Đức Phật thuyết giảng sau khi giác ngộ dựa theo sự quán chiếu về những hành vi, việc làm của con người trong mê lầm. Đức Phật đã giác ngộ và mong cầu thế gian cũng giác ngộ như Ngài để thoát khỏi trầm mê, vô minh. Đức Phật là người đã giác ngộ và đạo là một phương pháp hay con đường Ngài hướng dẫn chúng sanh làm theo. Để mỗi người tự giác  ngộ  và  tu sửacho bản thân  mình. Vì vậy, đạo Phật không gọi là mê tín, không có yếu tố mê tín, chúng sinh nên học Phật pháp để vượt thoát khổ đau và hiểu biết hơn về Phật pháp.

   Với thời pháp thoại Tam học: Giới-Định-Tuệ là trung tâm giáo dục của Phật giáo. Là nếp sống đạo hạnh và trí tuệ được tập trung và đề cao, là  một nếp  sống hướng  thượng mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho người khác.

  Trong Đạo Phật,  “Giới” có nghĩa là những  điều  luật  để phòng  ngừa và  tránh cho thân thể, lời nói và tâm ý khỏi phạm điều quấy, đồng thời dứt dừng điều ác (phòng phi, chỉ ác) hoặc ngưng điều ác và làm điều thiện (chỉ ác, tác thiện). Giới là những quy luật, những quy tắc cần phải hành trì, là hàng rào phân định giữa thiện và ác, là phương pháp điều trị những tội lỗi do Thân, Khẩu, Ý phát sinh, hầu đem lại lợi ích cho mình và cho người; Định có thể hiểu là Tâm chúng ta chủ động và có thể làm chủ được mình.Từ chỗ có định, trí tuệ (Tuệ) sẽ sinh. Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí tuệ mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc, đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy, vai trò của trí tuệ chiếm vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Phật. Chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác.
  Với khía cạnh cụ thể, đại chúng được nghe học Phật với hai nội dung chính: Học để sống ở đời, để trở thành con người tốt, hướng đến cái Chân-Thiện-Mỹ và học để bồi dưỡng tâm linh. Phật dạy người con Phật phải hiểu biết 5 điều “ngũ minh”, nhờ đó mà trí tuệ phát triển, cụ thể:
         
  Thứ nhất, Nhân minh: 
 Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy; được xem là luận lý học như logic học của ngày nay. Th.Scherbatsky người Anh khẳng định: “All successful human action is preceded by right knowledge. Therefore, this knowledge is here investigated” (Chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời). Đúng vậy, nhận thức đúng đắn mở đầu cho mọi hành động thành công của con người. Và Nhân minh học còn dạy con người biết diễn đạt tư duy đúng đắn bằng lời lẽ có sức thuyết phục.

 Thứ ba, Y phương minh : Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học (Thân bệnh và Tâm bệnh).

 Thứ tư, Công xảo minh : Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….
       
 Thứ năm, Thanh minh : Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, ngôn ngữ biểu tượng.
Như vậy, học Phật trước hết là để tu thân sửa mình, và sau đó thực hành để trang nghiêm Phật độ, biến thế giới đầy khổ đau, bất hạnh này thành cõi an vui, no ấm cho chính bản thân và cho mọi người, bởi vì “Tự tính Di Đà, duy Tâm Tịnh độ”. Có thể nói, học Phật để nhận thức sự khổ đau ở đời và  tìm  phương  thức  giải thoát.  Đó  là mục đích duy nhất của sự học Phật.
 Thời pháp thoại thứ ba, TT Thích Giác Duyên xoay quanh vấn đề Tu. Tu Phật, biết thời ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày.
  Chúng ta có thể hiểu “Tu” trong Phật giáo là “sửa đổi”: sửa những thói hư, tật xấu thành những đức tính tốt đẹp, giảm bớt phiền não khổ đau, tham, sân, si, biết gieo trồng những hạt giống thiện pháp, duyên lành trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Đại chúng thực hành trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày bằng cách tự thân giác ngộ, sửa đổi, tu tập chánh pháp. Thông thường, người ta cho rằng, ở đời chỉ cần làm việc tốt là được, đây là một ngộ nhận đáng tiếc. Chúng ta nên biết học Phật là học làm người giác ngộ và tỉnh thức.Ngoài việc tốt, cần phải có Định và Tuệ, làm người hiểu biết thì chúng ta mới có thể làm người tốt trọn vẹn, đúng như lời Phật dạy nếu muốn giải quyết mọi khổ đau cho chúng sinh, nhất định phải giúp đại chúng giác ngộ, chân chính hiểu biết về cuộc sống.
     Chúng ta có thể hiểu “Tu” trong Phật giáo là “sửa đổi”: sửa những thói hư, tật xấu thành những đức tính tốt đẹp, giảm bớt phiền não khổ đau, tham, sân, si, biết gieo trồng những hạt giống thiện pháp, duyên lành trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Đại chúng thực hành trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày bằng cách tự thân giác ngộ, sửa đổi, tu tập chánh pháp. Thông thường, người ta cho rằng, ở đời chỉ cần làm việc tốt là được, đây là một ngộ nhận đáng tiếc. Chúng ta nên biết học Phật là học làm người giác ngộ và tỉnh thức.Ngoài việc tốt, cần phải có Định và Tuệ, làm người hiểu biết thì chúng ta mới có thể làm người tốt trọn vẹn, đúng như lời Phật dạy nếu muốn giải quyết mọi khổ đau cho chúng sinh, nhất định phải giúp đại chúng giác ngộ, chân chính hiểu biết về cuộc sống.

    Dưới góc nhìn minh họa, Sư tiếp tục phổ biến giáo lý đạo Phật về luật Nhân-Quả và phân biệt giữa Nghiệp &Nhân-Quả. Mạnh Tử nói: Ngôn nhân chi bất thiện, đương như hậu hoạn hà?"  (Nghĩa là: "Nói về những điều không tốt của người, sẽ nhận lấy tai vạ về sau biết dường nào?").  Sống ở đời, để tránh gặp phải quả xấu, mối họa từ miệng mà ra, chúng ta buộc phải chú ý lời ăn tiếng nói của mình, không dùng lời nói gây tổn  thương người khác sẽ giúp ta thêm bạn, bớt thù. Đồng thời, phổ biến Cách thức niệm Phật, thờ Phật và tụng Kinh. Theo Thượng tọa giảng giải, Tụng niệm có nhiều ý nghĩa: Tụng niệm để giữ Tâm hồn được trong sạch, giao cảm với các tâm niệm tối cao, cũng là cách huân tập tâm thức tốt; Tụng niệm để ôn lại những điều Phật dạy, hầu lấy đó làm phương châm cho đời sống hằng ngày và gieo giống Bồ đề giải thoát vào tâm thức; Tụng niệm để kiềm chế bản thân, khẩu trong khuôn khổ thanh tịnh, không cho nói năng, hành động buông lung theo tập quán đê hèn, tham dục...; Tụng niệm để cầu an, để sám hối, để ngăn lòng tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng...; Tụng niệm để chuyển tâm niệm người khác khiến họ lìa xa nghiệp nhân xấu ác, rời khỏi cảnh giới tối tăm; Tụng niệm để cảm hóa mọi người, cải tà quy chánh, kích thích, nhắc nhở mình và mọi người trên đường làm lành, học đạo. Vì vậy, người con của Phật nên thường tụng niệm.

   Buổi chiều, Thượng tọa Giác Duyên hướng dẫn đại chúng tọa thiền, quay về an trú, quán chiếu lại nội tâm, học cách sống chậm, buông xả những phiền muộn của cuộc đời. Phật dạy: “Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai. Quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới. Hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại”.
 
Hình ảnh Sư Giác Duyên hướng dẫn đại chúng tọa thiền tại Tịnh xá Ngọc Đồng
Hình ảnh Sư Giác Duyên hướng dẫn đại chúng tọa thiền tại Tịnh xá Ngọc Đồng
 



   Tiếp đến, Thượng tọa có thời pháp thoại chia sẻ với đại chúng về phiền não Tham- Sân-Si.Theo Phật pháp, “Tham” là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản);Sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài);Danh (danh thơm, tiếng tốt);Thực (ăn uống);Thùy (ngủ nghỉ). Khi con người ham muốn về một trong 5 nhu cầu này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình.

   “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn, bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp trả thù...
  “Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay/dở, tốt/xấu, lợi/hại… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người.

  Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc : ''tham, sân, si” mà ra. Trong đó,, si đứng hàng đầu, do mê mờ mới nổi lên tham lam, sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác...


    Kết thúc thời pháp thoại, TT Thích Giác Duyên nhấn mạnh việc học Phật pháp để được giác ngộ. Cơ thể con người là một tổng thể của tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa rồi cũng bị hủy diệt theo triết lý vô thường. Vì thế tự bản thân mỗi người sắp xếp thời gian tu tập, làm theo Phật pháp để thoát khỏi khổ đau, trầm luân. Mỗi người tự giác học tập theo Đức Phật, tu sửa mỗi ngày để con đường chánh pháp ngày càng rộng mở. Lời Phật dạy:

  “Không có hạnh phúc nào lớn bằng sự yên tĩnh của tâm trí”; “Hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình... ”; “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.
 Qua đây, Sư sách tấn Phật tử phải siêng năng tu tập, tích lũy công đức cho mình, dần dần hiểu Phật, hiểu đạo, thênh thang vào con đường giải thoát, đạt được an lạc ngay trong đời sống hôm nay.


 
Hình ảnh Sư hướng dẫn Phật tử đi kinh hành sau giờ nghe Pháp chiều
Hình ảnh Sư hướng dẫn Phật tử đi kinh hành sau giờ nghe Pháp chiều
 





    TT Thích Giác Duyên nhấn mạnh, mỗi tháng Tịnh xá tổ chức tu định kì (1 lần/tháng) giúp Phật tử Tụng kinh hiểu lời Phật dạy: Cúng dường Tam Bảo và Lòng thành, Tâm thành dâng lên Đức Phật đáng kính. Mỗi người cố gắng thấm nhuần lời Phật dạy: “Giữ Thân trong sạch hạnh phúc biết bao. Giữ Miệng trong sạch hạnh phúc biết bao. Giữ Ý trong sạch hạnh phúc biết bao. Thân cùng Khẩu,Ý trọn lành. Xa lìa tội lỗi, gần cành hoa sen”.

        
    
Khép lại Ngày tu An Lạc, Thượng tọa Giác Duyên có lời chia sẻ mặc dù cơ sở vật chất của Tịnh xá mới bước đầu khởi công xây dựng, còn nhiều ngổn ngang, bộn bề, bụi bẩn... nhưng quý Phật tử nhất tâm về với Đạo, với Phật. Sư có lời động viên, bày tỏ niềm hoan hỷ với hơn 100 Phật tử, nhất là Phật tử người đồng bào ở các làng xa của xã Ia Blang, xã Ia Hlôp, xã Ia Ròng đã tập trung về Tịnh xá cùng nhau tu tập trong một Ngày An Lạc để giữ gìn Tâm thanh tịnh và xây dựng đời sống thanh cao.

    Một số hình ảnh trong Ngày tu An Lạc tại Tịnh xá:
 
1

2

3



 

Nguồn tin: TỊNH XÁ NGỌC ĐỒNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây